Dân Chủ Và Giáo Dục
“John Dewey (1859-1952), tác giả của cuốn sách Dân chủ và giáo dục mà các bạn đang cầm trên tay, cũng là một nhà giáo dục vĩ đại đồng thời là triết gia xuất sắc. Là một trong ba nhà sáng lập Thực dụng luận , gia tài tư tưởng triết học và giáo dục đồ sộ của ông bao trùm đời sống trí tuệ của nước Mỹ suốt thế kỷ XX và ông thực sự trở thành thần tượng của những trí thức Hoa Kỳ lỗi lạc nhất.
Richard Rorty tuyên bố: “Triết gia tôi ngưỡng mộ nhất, người tôi được vinh hạnh coi mình như học trò, là John Dewey” . Noam Chomsky, người hồi nhỏ từng theo học rồi về sau dạy học ở một trường theo đường lối của Dewey, cũng nói thường xuyên trích dẫn John Dewey như một người có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời mình.
Thực dụng luận, nền triết học đặc biệt Hoa Kỳ, là sản phẩm của một xã hội kỳ lạ, được đặc trưng không chỉ bởi tính dân chủ (cho dù khi đó mới chỉ áp dụng với người da trắng), mà còn bởi một nền kinh tế tự do chưa từng có trong lịch sử, mạng lưới phức tạp của những quan hệ xã hội, và nhất là bởi mặc cảm không quá khứ cũng vô tiền khoáng hậu, trong khi nó vẫn gắn liền với truyền thống duy lý phương Tây. Chính những đặc điểm này, bằng cách nào đó, đã thúc đẩy Charles Peirce và William James, và sau đó là John Dewey, đến việc từ bỏ Siêu hình học và việc đề cao sự hữu ích và tính hiệu quả – những ý tưởng chính của Thực dụng luận.
Thực dụng luận được thể hiện một cách xuất sắc qua triết lý giáo dục của John Dewey với những tác phẩm như Trường học và xã hội (The School and Society, 1899), Cách chúng ta nghĩ (How We Think, 1910), Kinh nghiệm và giáo dục (Experience and Education, 1938), và Dân chủ và giáo dục (Democracy and Education, 1916), trong đó, ông chủ trương một nền giáo dục gẳn liền lý thuyết với thực tiễn. Thật ra, học đi đôi với hành không phải là hoàn toàn mới, nhưng ở John Dewey, nó dựa trên một quan niệm độc đáo. Nếu như trước đây người ta quan niệm giáo dục như là quá trình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, hoặc là quá trình rửa tội và thanh lọc tâm hồn, hoặc nữa, một quá trình khai sáng nhằm giúp con người tự do sử dụng lý trí, thì với John Dewey, “Giáo dục chính là bản thân cuộc sống” (Education is life itself).
Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nhà trường không thể tách khói hoạt động thực tiễn, và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài.
Vì giáo dục chính là bàn thân cuộc sống, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh.
Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nó phải là quá trình của người học chứ không phải cùa người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm.
Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc.
Trong Dân chủ và giáo dục, Dewey lập luận rằng những sự kiện quan trọng không thể tránh khỏi của từng thành viên trong một nhóm xã hội sẽ quy định tính tất yếu của giáo dục. Một mặt, có sự tương phản giữa tình trạng chưa trưởng thành của các thành viên non trẻ (những đại diện tương lai của nhóm hay của cộng đồng) và sự trưởng thành của những thành viên đã có nhiều trải nghiệm. Mặt khác, có một sự tất yếu rằng các thành viên chưa trưởng thành này dù có thể không được bảo vệ đầy đủ về mặt thể chất, nhưng họ đã có sự quan tâm dành cho những mục đích, thông tin, kỹ năng, lợi ích và các thực hành của những thành viên trưởng thành. Nếu không, cộng đồng sẽ không thể tiếp tục vận hành đời sống đặc trưng của nó.
Dewey nhận xét rằng ngay cả trong một bộ lạc “man rợ”, thành tích của những người trưởng thành vượt xa những gì các thành viên chưa trưởng thành có thể đạt được nếu họ không nhận được sự trợ giúp.
Với sự phát triển của nền văn minh, khoảng cách giữa năng lực ban đầu của người chưa trưởng thành và các tiêu chuẩn, phong tục của người trưởng thành ngày càng gia tăng. Chỉ đơn thuần tăng trưởng về thể chất và làm chủ được những nhu cầu sinh tồn cơ bản thôi là không đủ để tái tạo đời sống của cả cộng đồng. Cần phải có sự nỗ lực bền bỉ và sự tính toán chu toàn. Những thành viên non trẻ không chỉ không nhận thức mà còn tỏ ra thờ ơ với những mục tiêu và tập tục của cả cộng đồng xã hội phải được nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chúng. Theo Dewey, chỉ giáo dục mới có thể xóa nhòa khoảng cách này.
Mục lục
Chương I: Giáo dục xét như là một tất yếu của sự sống
Chương II: Giáo dục xét như là một chức năng xã hội
Chương III: Giáo dục xét như là điều khiển
Chương IV: Giáo dục xét như là sự tăng trưởng
Chương V: Sự chuẩn bị, sự bộc lộ và phương pháp rèn luyện hình thức
Chương VI: Nền giáo dục báo thủ và nền giáo dục tiến bộ
Chương VII: Khái niệm dân chủ trong giáo dục
Chương VIII: Mục tiêu trong giáo dục
Chương IX: Sự phát triển tự nhiên và hiệu quả xã hội xét như là mục tiêu
Chương X: Hứng thú và kỷ luật
Chương XI: Kinh nghiệm và tư duy
Chương XII: Tư duy trong giáo dục
Chương XIII: Bản chất cúa phương pháp
Chương XIV: Bản chất của nội dung
Chương XV: Giải trí và làm việc trong chương trình học cùa nhà trường
Chương XVI: Ý nghĩa của môn địa lý và môn lịch sử
Chương XVII: Khoa học trong chương trình học
Chương XVIII: Giá trị của giáo dục
Chương XIX: Lao động và nhàn hạ
Chương XX: Môn học lý thuyết và môn học thực hành
Chương XXI: Các môn học tự nhiên và các môn học xã hội: Thuyết duy tự nhiên và thuyết nhân văn
Chương XXII: Cá nhân và thế giới
Chương XXIII: Những khía cạnh nghề nghiệp của giáo dục
Chương XXIV: Triết lý giáo dục
Chương XXV: Những lý luận về nhận thức
Chương XXVI: Những lý luận về đạo đức
Mục lục vấn đề và nội dung thuật ngữ
Niên biếu tóm tắt vê cuộc đời và tác phẩm của John Dewey
Đánh giá
There are no reviews yet